Hệ số tiêu âm của các vật liệu

Hệ số tiêu âm của các vật liệu là gì? Tại sao cần phải biết hệ số tiêu âm của các vật liệu? Đây là một thông số quan trọng nhằm đảm bảo hạn chế tiếng động trong các công trình xây dựng đem đến hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các thông tin về hệ số tiêu âm vật liệu các bạn cần biết.

Vật liệu tiêu âm là gì?

Vật liệu tiêu âm

Vật liệu tiêu âm 

Vật liệu tiêu âm là những vật liệu có khả năng giảm thiểu sự phản xạ âm và ngăn chặn sự lan truyền của âm thanh tốt. Mọi vật liệu sẽ có những hệ số tiêu âm khác nhau. Hệ số tiêu âm của các vật liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đánh giá và lựa chọn ra được những vật liệu có khả năng tiêu âm tốt nhất gọi là vật liệu tiêu âm. Những vật liệu tiêu âm này sẽ được tận dụng sử dụng nhiều trong công trình xây dựng như phòng thu âm, quán karaoke, văn phòng, nhà mặt đường,… 

Các loại vật liệu tiêu âm hiện nay

Các loại vật liệu tiêu âm hiện nay

Các loại vật liệu tiêu âm hiện nay

Từ phân tích hệ số tiêu âm của các vật liệu chúng ta lựa chọn và sản xuất ra được nhiều vật liệu tiêu âm hỗ trợ trong các công trình xây dựng hiện nay. Dưới đây là các vật liệu tiêu âm thường thấy hiện nay:

+ Thứ nhất, gỗ đục lỗ tiêu âm là một sản phẩm sử dụng nhiều trong không gian các công trình xây dựng mang lại tính thẩm mỹ vượt trội nhờ màu sắc đa dạng.

+ Thứ hai, gỗ soi rãnh tiêu âm được làm từ nguyên liệu gỗ cao cấp tiêu âm bằng cách hấp thụ âm thanh vào rãnh.

+ Thứ ba, mút gai có cấu tạo hình kim tự tháp tựa gai nhọn làm từ loại bọt polyurethane giúp hấp thụ âm thanh đa chiều, hiệu quả.

+ Thứ tư, mút phẳng có bề mặt phẳng thường kết hợp với cao su non, bông khoáng để hấp thụ âm thanh tầm trung và cao tần.

+ Thứ năm, tấm vải nỉ làm bằng thủy tinh cao cấp, không mùi, không kích ứng da.

+ Thứ sáu, tấm nhựa xẻ rãnh làm từ chất liệu nhựa PVC cao cấp giúp tiêu âm vượt trội. Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều trong các công trình cần độ cách âm cao.

Khi tính toán được hệ số tiêu âm của các vật liệu sẽ giúp chúng ta phân tích và lựa chọn được những loại vật liệu tiêu âm tốt nhất phù hợp với từng công trình xây dựng.

Thông tin tổng quan về hệ số tiêu âm của các vật liệu

Thông tin tổng quan về hệ số tiêu âm của các vật liệu

Thông tin tổng quan về hệ số tiêu âm của các vật liệu

Hệ số tiêu âm của các vật liệu rất quan trọng trong việc tìm ra các vật liệu có khả năng tiêu âm tốt nhất để sử dụng trong công trình xây dựng. Vậy, hệ số tiêu âm của các vật liệu là gì?

Hệ số tiêu âm của các vật liệu là được hiểu là giá trị biểu hiện cho khả năng hấp thụ, triệt tiêu âm thanh của một vật. Chỉ số này được ký hiệu là NRC. Khi NRC = 0 có nghĩa là vật liệu có thể phản xạ âm thanh hoàn toàn, còn NRRC = 1 là hấp thụ âm hay còn gọi là tiêu âm hoàn toàn.

Hệ số tiêu âm của các vật liệu được tính như nào?

Cách tính hệ số tiêu âm của các vật liệu 

Cách tính hệ số tiêu âm của các vật liệu 

Cách tính hệ số tiêu âm của các vật liệu được thực hiện trên các bước như sau:

+ Bước 1: Đầu tiên ta đặt hai thiết bị micro và loa để đối diện nhau tại hai phía của căn phòng.

+ Bước 2: Sau đó ta thực hiện phát âm thanh với nhiều tần số khác nhau để thực hiện đạt được sự kiểm soát, tạo các đường cơ sở. Lựa chọn tần số phát ở mức 250, 500, 2000 HZ để kiểm tra.

+ Bước 3: Cuối cùng tiến hành thử nghiệm bằng các thiết bị tiêu âm và phương pháp tiêu âm. Lưu ý nhớ ghi chép lại các kết quả rồi so sánh với các chỉ tiêu xác định xếp hạng của NRC:

  • Tần số âm thanh 1000Hz có chỉ số đo được thấp hơn 75% là xếp hạng ở 0,75@1000Hz.
  • Tần số âm thanh 1000Hz có chỉ số đo được giảm xuống 5% mức xếp hạng là 0,00 5@ 1000Hz.

Trong trường hợp hệ số tiêu âm của các vật liệu chỉ từ 0,75 trở lên thì được coi là vật liệu có khả năng tiêu âm tốt.

Nhờ các nghiên cứu về hệ số tiêu âm của các vật liệu giúp chúng ta lựa chọn được những vật liệu phù hợp nhất với công trình xây dựng để đem lại chất lượng tốt nhất.

Ngoài cách tính toán các hệ số tiêu âm của các vật liệu như trên, bạn có thể tham khảo thêm bảng hệ số tiêu âm của các vật liệu phổ biến hiện nay:

Vật liệu Hệ số tiêu âm
125 Hz 250 Hz 500 Hz 1kHz 2kHz 4kHz
Gạch không tráng men  0.03 0.03 0.03 0.04 0.05 0.07
Tường gạch, xi măng, sơn 0.01 0.01 0.02 0.02 0.02 0.03
Thạch cao 0.14 0.1 0.06 0.05 0.04 0.03
Bê tông 0.1 0.05 0.06 0.07 0.09 0.08
Ván ép 0.28 0.22 0.17 0.09 0.1 0.11
Kính 4 mm 0.3 0.2 0.1 0.07 0.03 0.02
Kính 6mm 0.1 0.06 0.04 0.03 0.02 0.02
Thảm cao su non phủ lên bê tông 0.08 0.24 0.57 0.69 0.71 0.73
Cao su, nhựa đường phủ trên bê tông 0.02 0.03 0.03 0.03 0.03 0.02
Mút xốp 0.5 0.6 0.8 0.9 0.9 0.9
Rockwool 50mm, 33kg/m3 0.15 0.6 0.9 0.9 0.9 0.85
Rockwool 50mm, 60kg/m3 0.11 0.66 0.96 0.94 0.92 0.82
Glasswool 50mm, 24kg/m3 0.27 0.54 0.94 1 0.96 0.96
Glasswool 50mm, 33kg/m3 0.2 0.55 1 1 1 1

Trên đây là các thông tin về hệ số tiêu âm của các vật liệu bạn có thể tham khảo. Website: https://thachcaoduykhoa.com/

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn pha bột trét tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *